Trường: ......................

Tổ/ nhóm: ......................

Họ và tên giáo viên: Dạy học trực tuyến

Điện thoại: 0962095686

Email:

Bài . KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sở thích của em

(Thời gian thực hiện: 02 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

- Phát hiện được sở thích của bản thân; tự tin với sở thích của mình.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: sở thích, sở thích lành mạnh.

2. Về năng lực

- Phát hiện ra sở thích của bản thân;

- Biết mỗi người đều có sở thích riêng và tôn trọng sở thích riêng của họ.

- Phân biệt được sở thích lành mạnh và không lành mạnh;

- Xây dựng được lộ trình nuôi dưỡng sở thích lành mạnh của bản thân.

- Tự tin thể hiện được sở thích của bản thân

- Phát triển kỹ năng tự nhận thức bản thân, lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng

3. Về phẩm chất: Góp phần rèn luyện phẩm chất nhân ái như thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt với người khác, rèn luyện đức tính chăm chỉ, trách nhiệm khi chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập và trung thực của học sinh khi tự khám phá, nhận thức về bản thân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Phiếu học tập số 1: In hình như ở mục Nội dung của Hoạt động 1 (có thể thay thế các kiểu hình tương tự): Mỗi HS một hình (có thể cho các hình ảnh khác nhau).

– Giấy bìa màu, giấy A0, bút dạ, bút màu.

– SGK Hoạt động trải nghiệm

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Sở thích của em (khoảng 25 phút)

a) Mục tiêu

: HS phát hiện được sở thích của bản thân, biết sự đa dạng và tôn trọng sở thích riêng của những người khác.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV phát cho HS phiếu học tập số 1 và giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS tự suy nghĩ, ghi kết quả vào phiếu học tập. GV quan sát, nhắc nhở thời gian, trình tự hoạt động và động viên, hỗ trợ HS hoàn thành nhiệm vụ.

#3: GV mời đại diện từng nhóm HS trình bày sở thích chung của nhóm, những điều thú vị về sở thích chung đó và ghi tóm tắt từ khoá lên bảng.

GV mời 2 - 3 bạn HS trong lớp nhận xét sự đa dạng các sở thích của các thành viên trong lớp, sở thích nào có nhiều thành viên giống nhau nhất, sở thích nào ít nhất, tỷ lệ nam/ nữ ở mỗi sở thích… (Lưu ý, không phán xét sở thích của HS theo quan điểm cá nhân). GV gợi ý HS tìm ra điểm chung về những điều thú vị mà mỗi nhóm tìm thấy ở sở thích của mình.

Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày, GV có thể chọn một HS hiểu đúng và một HS hiểu chưa đúng về điều yêu thích và sở thích. GV gợi ý HS phân biệt tính hoạt động của sở thích (ví dụ: HS thích pizza/ Thích nấu ăn…) và tần suất thực hiện (ví dụ: 1 năm 1 lần/ hàng tuần, hàng tháng…).

#4: GV kết luận và yêu cầu HS ghi vào vở: Ai cũng có những sở thích riêng. Sở thích của em có thể giống hoặc không giống với những người khác. Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen, đem lại cho con người niềm vui, sự hứng khởi. Những sở thích làm nên sự độc đáo của riêng em. Mọi sở thích đều thú vị bởi đem đến cho cá nhân em thêm kiến thức, năng lực và những cảm giác tích cực trong cuộc sống.

b) Nội dung

: Trong 2 phút, mỗi HS hãy nghĩ về một sở thích của bản thân và chia sẻ 2 điều thú vị về sở thích đó với cả lớp.

Hết thời gian hoàn thành phiếu, GV yêu cầu HS trong vòng 2 phút nhanh chóng đi tìm các bạn trong lớp có sở thích giống mình và tập hợp thành các nhóm sở thích riêng biệt.

Mỗi nhóm có thêm 1 phút để tổng hợp ý kiến tất cả các thành viên về những điều thú vị về sở thích chung đó.

c) Sản phẩm

: (i) HS nêu được sở thích của bản thân; (ii) HS giải thích được 02 điều thú vị của sở thích đó.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV phát cho HS phiếu học tập số 1 và giao cho HS nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS tự suy nghĩ, ghi kết quả vào phiếu học tập. GV quan sát, nhắc nhở thời gian, trình tự hoạt động và động viên, hỗ trợ HS hoàn thành nhiệm vụ.

#3: GV mời đại diện từng nhóm HS trình bày sở thích chung của nhóm, những điều thú vị về sở thích chung đó và ghi tóm tắt từ khoá lên bảng.

GV mời 2 - 3 bạn HS trong lớp nhận xét sự đa dạng các sở thích của các thành viên trong lớp, sở thích nào có nhiều thành viên giống nhau nhất, sở thích nào ít nhất, tỷ lệ nam/ nữ ở mỗi sở thích… (Lưu ý, không phán xét sở thích của HS theo quan điểm cá nhân). GV gợi ý HS tìm ra điểm chung về những điều thú vị mà mỗi nhóm tìm thấy ở sở thích của mình.

Sau khi tất cả các nhóm đã trình bày, GV có thể chọn một HS hiểu đúng và một HS hiểu chưa đúng về điều yêu thích và sở thích. GV gợi ý HS phân biệt tính hoạt động của sở thích (ví dụ: HS thích pizza/ Thích nấu ăn…) và tần suất thực hiện (ví dụ: 1 năm 1 lần/ hàng tuần, hàng tháng…).

#4: GV kết luận và yêu cầu HS ghi vào vở: Ai cũng có những sở thích riêng. Sở thích của em có thể giống hoặc không giống với những người khác. Sở thích là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen, đem lại cho con người niềm vui, sự hứng khởi. Những sở thích làm nên sự độc đáo của riêng em. Mọi sở thích đều thú vị bởi đem đến cho cá nhân em thêm kiến thức, năng lực và những cảm giác tích cực trong cuộc sống.

2. Hoạt động 2: Có phải sở thích nào cũng lành mạnh? (khoảng 15 phút)

a) Mục tiêu

: HS phân biệt được sở thích lành mạnh và không lành mạnh.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia lớp thành các nhóm bốn HS, phát cho mỗi nhóm 4 - 5 miếng bìa màu. GV quy định màu bìa viết về sở thích không lành mạnh, màu bìa viết nguyên nhân.

#2: HS thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ HS thảo luận và ghi từ khoá ra giấy.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận:

1. GV chia bảng thành hai cột: Cột 1: Sở thích không lành mạnh. Cột 2: Nguyên nhân.

2. GV mời tất cả các nhóm lên dán kết quả thảo luận của nhóm vào cột tương ứng. Những kết quả nào trùng nhau, yêu cầu HS dán đè lên trên.

3. GV yêu cầu HS tổng hợp và nêu ý kiến nhận xét kết quả thảo luận trong lớp theo từng cột.

GV có thể gợi ý HS thảo luận về một sở thích lành mạnh nhưng được HS tập trung quá nhiều thời gian (ví dụ: Sở thích đọc sách, nhưng được thực hiện liên tục và ảnh hưởng tới thời gian học bài, làm bài theo yêu cầu của giáo viên; thời gian giao tiếp với các thành viên trong gia đình… )

4. GV mời HS nêu ý kiến về cách xử sự với những sở thích không lành mạnh, sở thích lành mạnh.

GV kết luận:

– Không phải sở thích nào cũng là sở thích lành mạnh.

– Cách xác định sở thích lành mạnh:

+ Không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự an toàn của bản thân

+ Thời gian dành cho sở thích đó cần cân đối với các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi khác.

+ Không làm ảnh hưởng tới người khác và xã hội.

Mọi người nên nuôi dưỡng những sở thích lành mạnh và loại bỏ những sở thích không có lợi cho bản thân, người khác và toàn xã hội.

b) Nội dung

: Trong 5 phút, hãy thảo luận và ghi lại

1. Hãy nêu tên một sở thích HS thường thực hiện mà em cho là không lành mạnh?

2. Nêu ít nhất 3 nguyên nhân khiến em cho rằng sở thích đó không lành mạnh

c) Sản phẩm

1. Một sở thích không lành mạnh

2. Ít nhất 3 nguyên nhân đánh giá sở thích trên không lành mạnh.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia lớp thành các nhóm bốn HS, phát cho mỗi nhóm 4 - 5 miếng bìa màu. GV quy định màu bìa viết về sở thích không lành mạnh, màu bìa viết nguyên nhân.

#2: HS thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ HS thảo luận và ghi từ khoá ra giấy.

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận:

1. GV chia bảng thành hai cột: Cột 1: Sở thích không lành mạnh. Cột 2: Nguyên nhân.

2. GV mời tất cả các nhóm lên dán kết quả thảo luận của nhóm vào cột tương ứng. Những kết quả nào trùng nhau, yêu cầu HS dán đè lên trên.

3. GV yêu cầu HS tổng hợp và nêu ý kiến nhận xét kết quả thảo luận trong lớp theo từng cột.

GV có thể gợi ý HS thảo luận về một sở thích lành mạnh nhưng được HS tập trung quá nhiều thời gian (ví dụ: Sở thích đọc sách, nhưng được thực hiện liên tục và ảnh hưởng tới thời gian học bài, làm bài theo yêu cầu của giáo viên; thời gian giao tiếp với các thành viên trong gia đình… )

4. GV mời HS nêu ý kiến về cách xử sự với những sở thích không lành mạnh, sở thích lành mạnh.

GV kết luận:

– Không phải sở thích nào cũng là sở thích lành mạnh.

– Cách xác định sở thích lành mạnh:

+ Không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, sự an toàn của bản thân

+ Thời gian dành cho sở thích đó cần cân đối với các hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi khác.

+ Không làm ảnh hưởng tới người khác và xã hội.

Mọi người nên nuôi dưỡng những sở thích lành mạnh và loại bỏ những sở thích không có lợi cho bản thân, người khác và toàn xã hội.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 45 phút)

a) Mục tiêu

: HS được rèn kỹ năng làm việc nhóm, tự tin thể hiện sở thích bản thân thông qua thực hiện sản phẩm tự chọn.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia HS thành các nhóm sở thích khác nhau. Mỗi nhóm tối đa 6 thành viên và giao nhiệm vu như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ.

#3: GV mời từng nhóm lên trình bày sản phẩm, các nhóm khác tập trung lắng nghe.

Kết thúc phần trình diễn, GV gợi ý câu hỏi thảo luận cho HS về quá trình thực hiện sản phẩm, khó khăn/ thuận lợi khi thực hiện hoạt động (chia sẻ cảm xúc, bài học thu nhận và kỹ năng được hình thành).

Sau đó, GV phát cho mỗi HS một tờ miếng bìa hình hoa, lá, quả các màu. GV yêu cầu HS viết điều HS yêu thích nhất đối với sản phẩm của một nhóm khác ngoài nhóm HS là thành viên.

GV chuẩn bị sẵn một “Cây lời khen”, có thân cây và các nhánh cây, dán lên trên bảng hoặc cửa lớp. HS viết xong lời khen sẽ lần lượt lên dán/ đính trên “cây lời khen”. Cây lời khen sẽ được lưu lại trong lớp học để HS đọc sau khi kết thúc buổi học.

GV nhận xét nỗ lực và thái độ làm việc của các nhóm.

GV kết luận: Được làm như sở thích đem lại niềm vui, cảm giác tích cực cho mọi người. Cảm giác lo lắng khi thể hiện, chia sẻ sở thích của em với người khác là chuyện hoàn toàn tự nhiên. Hãy tự tin thể hiện sở thích của em trong cuộc sống, bởi đó cũng là cơ hội để em được làm điều em muốn, thể hiện bản thân mình, chia sẻ niềm vui của em với mọi người và tìm được những người bạn có cùng sở thích để chia sẻ. Hãy tự tin với bản thân mình.

b) Nội dung

: Trong 15 phút, các nhóm thực hiện những việc sau đây:

- HS thảo luận nhóm về sản phẩm dự kiến

- HS làm việc nhóm: phân công thành viên, trao đổi cách làm và tiến hành tạo sản phẩm

c) Sản phẩm

- Sản phẩm thể hiện sở thích chung của nhóm

- Trình bày sản phẩm bằng các hình thức đa dạng: hát, múa, vẽ, thơ, kể chuyện, thuyết trình….

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV chia HS thành các nhóm sở thích khác nhau. Mỗi nhóm tối đa 6 thành viên và giao nhiệm vu như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ.

#3: GV mời từng nhóm lên trình bày sản phẩm, các nhóm khác tập trung lắng nghe.

Kết thúc phần trình diễn, GV gợi ý câu hỏi thảo luận cho HS về quá trình thực hiện sản phẩm, khó khăn/ thuận lợi khi thực hiện hoạt động (chia sẻ cảm xúc, bài học thu nhận và kỹ năng được hình thành).

Sau đó, GV phát cho mỗi HS một tờ miếng bìa hình hoa, lá, quả các màu. GV yêu cầu HS viết điều HS yêu thích nhất đối với sản phẩm của một nhóm khác ngoài nhóm HS là thành viên.

GV chuẩn bị sẵn một “Cây lời khen”, có thân cây và các nhánh cây, dán lên trên bảng hoặc cửa lớp. HS viết xong lời khen sẽ lần lượt lên dán/ đính trên “cây lời khen”. Cây lời khen sẽ được lưu lại trong lớp học để HS đọc sau khi kết thúc buổi học.

GV nhận xét nỗ lực và thái độ làm việc của các nhóm.

GV kết luận: Được làm như sở thích đem lại niềm vui, cảm giác tích cực cho mọi người. Cảm giác lo lắng khi thể hiện, chia sẻ sở thích của em với người khác là chuyện hoàn toàn tự nhiên. Hãy tự tin thể hiện sở thích của em trong cuộc sống, bởi đó cũng là cơ hội để em được làm điều em muốn, thể hiện bản thân mình, chia sẻ niềm vui của em với mọi người và tìm được những người bạn có cùng sở thích để chia sẻ. Hãy tự tin với bản thân mình.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)

a) Mục tiêu

: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về lập kế hoạch nuôi dưỡng thói quen lành mạnh.

b) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.

b) Nội dung

: Nhiệm vụ về nhà: HS về nhà làm bảng trang trí với nội dung như sau:

1. Một sở thích lành mạnh của bản thân

2. Thời gian thực hiện sở thích (ngày, giờ cụ thể theo thời gian biểu mỗi cá nhân)

3. Quay phim/ chụp ảnh/ viết bài giới thiệu một sản phẩm HS đã thực hiện trong tuần của một sở thích lành mạnh đã liệt kê.

c) Sản phẩm

- Bảng trang trí (vẽ bảng, sơ đồ mind-map, hình vẽ…. ) với đầy đủ nội dung 1,2.

- Ảnh chụp/ video/ viết bài giới thiệu sản phẩm đã thực hiện trong tuần của sở thích lành mạnh HS đã liệt kê.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ như mục Nội dung.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà

#3: GV yêu cầu HS nộp bài làm vào đầu buổi học tiếp theo; GV nhận xét vào bài làm (có thể cho điểm quá trình đối với một số HS).

– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu và tuyên dương trước lớp vào thời điểm thích hợp.